Tin tức

cách nuôi cá koi trong nhà

Last Updated on 15/04 by Askoi

Thông thường, cá Koi phải được nuôi trong môi trường ngoài trời và đủ rộng để cá phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nuôi cá Koi trong nhà bằng bể kính, miễn là tuân thủ những quy tắc nuôi cá đúng cách.

Nội dung chính có trong bài:

Bạn đang xem: cách nuôi cá koi trong nhà

1. Tại sao nuôi cá trong nhà bất lợi hơn nuôi ngoài trời?

Nuôi cá Koi trong hồ kính/bể kính là giải pháp giúp bạn có thể nuôi, chăm sóc cũng như ngắm chúng bơi lội trong không gian sống của mình. Nhất là trong trường hợp nhà bạn không có đủ diện tích để thiết kế hồ cá Koi xi măng như thường lệ.

Tuy nhiên, nuôi cá Koi trong hồ kính/bể kính sẽ không được thông thoáng và giống tự nhiên khi nuôi ngoài trời. Mặc dù sẽ không gặp các vấn đề về thời tiết như khi nuôi ngoài trời nhưng nuôi cá trong nhà cũng sẽ phát sinh một số rắc rối do thiếu điều kiện tự nhiên. Vì vậy, bạn sẽ cần biết những kỹ thuật nuôi cá trong nhà sao cho thật hợp lý.

2. Yếu tố môi trường sống

Trước tiên, bạn phải sắp đặt cho cá một môi trường sống thuận lợi, dễ sinh trưởng và phát triển.

Kích thước bể kính

Kích thước của hồ kính từ 1,2 m trở lên. Cần phải đủ rộng và thoáng, mật độ cá thả vừa phải. Bạn chỉ nên thả với mật độ 20 – 40cm/1 con cá Koi, tùy vào kích thước cá.

Bể có thể làm hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ,… tùy ý nhưng nên tính đến khoảng không gian đủ để cá bơi lội thoải mái nhất.

Vị trí đặt bể

Cần đặt hồ cá nơi thoáng mát, vì nếu để hồ cá nơi tối tăm, không thoáng khí lâu ngày dễ làm cá phát bệnh. Nên tránh những vị trí như gầm cầu thang hay góc nhà quá chật hẹp, ẩm mốc.

Bể cá nên được đặt ở nơi thoáng mát
Bể cá nên được đặt ở nơi thoáng mát

Ánh sáng

Bể/hồ cần được đặt ở nơi có ánh sáng tự nhiên của mặt trời nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp quá gay gắt. Nếu không thì bạn cũng có thể sử dụng hệ thống đèn led trong bể để cung cấp cho cá đủ ánh sáng để phát triển.

Nhiệt độ

Nhiệt độ lý tưởng cho hồ kính nuôi cá Koi là từ 26-28oC. Nếu chênh lệch vài độ thì cá sống vẫn tốt.

Có thể bạn quan tâm: Giá để giày

Nguồn oxy

Bạn phải bật oxy cho hồ cá thường xuyên 24/24 để cá Koi có đủ lượng oxy thở tốt nhất. Nếu hồ cá có kích thước trên 60cm thì chú ý lắp thêm máy lọc nước.

Môi trường nước

Môi trường nước cho hồ cá Koi phải đảm bảo các điều kiện:

  • Độ pH: 7-7.5. Ngưỡng pH: 4-9
  • Nhiệt độ 20-27 độ C
  • Hàm lượng O2 tối thiểu: 2,5mg/l

Không nên rải quá nhiều đá sỏi nhằm giảm thiểu việc phân cá bị lắng xuống, gây ảnh hưởng đến nước trong bể và khiến cá bị bệnh.

Cách thay nước trong hồ kính/bể kính

Khi thay nước trong hồ kính, bạn lưu ý không nên thay sạch hết 100% nước cũ, mà thay vào đó bạn sẽ thay nước từ từ, hút khoảng 30-50% nước cũ và đồng thời thêm từ từ nước mới vào để cá thích nghi từng chút một.

Nếu chưa biết nên thiết kế hồ cá koi trong nhà như thế nào, bạn nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Bạn có thể trao đổi ngay với các chuyên gia chuyên Thiết kế thi công hồ cá koi của Askoi Farm.

3. Các kỹ thuật chăm sóc cá Koi trong nhà

Cách chọn giống cá tốt

Bạn sẽ thành công 50% khi bạn chọn con giống khỏe mạnh, màu rõ nét, dáng bơi thẳng, sức khỏe tốt. Về hình dáng của Koi giống tốt: cân đối, không xây xát, không dị hình, màu tươi sáng, rõ nét, khỏe mạnh, bơi lội, phản ứng nhanh, dễ thích nghi với môi trường nước mới.

Bạn nên chọn giống cá tốt, khỏe mạnh
Bạn nên chọn giống cá tốt, khỏe mạnh

Đối với hồ kính trong nhà, bạn nên chọn Koi bướm hơn là Koi chuẩn bởi chúng có lợi thế đôi vây và đuôi dài tạo nên vẻ đẹp uyển chuyển, lung linh khi bơi, gây ấn tượng rất mạnh.

Tham khảo ngay các mẫu cá koi theo nhu cầu sau:

  • Cá koi Nhật Bản
  • Cá koi F1
  • Cá koi mini

Cách thả cá vào bể

Vận chuyển cá giống về thả cần phải nhẹ nhàng, không làm cá bị trầy xước. Không nên vận chuyển cá với mật độ dày để cá được khỏe mạnh và hạn chế nhiễm bệnh sau khi thả. Nên thả cá vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh lúc trưa nắng gắt.

Tham khảo: loại sơn nào tốt nhất hiện nay

Trước khi cho cá vào môi trường nước mới, nên để bao chứa cá ở hồ khoảng 15-20 phút để thuần nhiệt độ, sau đó mới mở miệng bao thả cá. Điều này sẽ giúp cá không bị sốc khi tiếp xúc với môi trường mới.

Tìm hiểu thêm trong bài: Cách thả cá vào hồ mới

Cách cho cá ăn

Mặc dù đây là loại cá dễ nuôi nhưng để có được cả đàn khỏe mạnh, màu sắc đẹp mắt thì đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật chăm sóc của người nuôi. Quan trọng nhất chính là thức ăn và cách thức cho ăn, liều lượng,…

Cá Koi là loài ăn tạp. Từ khi chúng 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng thì chúng có thể ăn các thức ăn bổ sung như sinh vật phù du, rong rêu,…

Chỉ sau 2 tuần thì cá Koi bắt đầu ăn các sinh vật tầng đáy như giun hay loăng quăng,….. Sự thay đổi tính nết ăn của cá tỷ lệ với con sống bị ảnh hưởng. Do đó, để đảm bảo sự sống cho cá thì bạn cần chú ý nuôi các sinh vật tầng đáy để cung cấp lượng thức ăn cho cá nhé!

Cho cá ăn đúng cách giúp cá phát triển tốt
Cho cá ăn đúng cách giúp cá phát triển tốt

Sau 1 tháng tuổi thì chúng bắt đầu ăn giun, ốc, ấu trùng,… các loài động vật nhỏ khá, không khác gì cá trưởng thành. Không những thế cá còn ăn cám, bã đậu hay phân xanh, các thức ăn chế biến sẵn dành cho cá. Nhưng thức ăn chủ yếu nhất cho cá là những loại chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp,….

Khẩu phần ăn thích hợp nhất là bằng 5% trọng lượng cơ thể cá. Và bạn chú ý chỉ cho cá ăn 2 lần 1 ngày để tránh tình trạng cá béo phì làm xấu hình dáng của cá. Nếu thức ăn thừa sẽ gây ô nhiễm môi trường nước. Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn có bán sẵn trên thị trường như Aquamaster, thức ăn Đài Loan… Các loại thức ăn này làm chủ yếu từ thảo mộc như lúa gạo có pha thêm bột cá và các loại vitamin khác. Thức ăn này cũng bảo vệ cá khỏi tác nhân gây bệnh từ cá loại thực phẩm tươi sống khác.

Tham khảo thêm trong bài: Cách cho cá koi ăn

Cách phòng chống bệnh tật cho cá Koi trong nhà

Một số loại bệnh vẫn thường hay gặp ở cá koi như: bị loét thân, rụng vảy, đốm trắng, lở môi…

Nếu chăm sóc không cẩn thận, cá dễ bị bệnh, ốm yếu
Nếu chăm sóc không cẩn thận, cá dễ bị bệnh, ốm yếu

Trong những trường hợp này bạn chỉ cần quan sát kỹ lưỡng, nhận diện bệnh và chọn được thuốc được bán sẵn trên thị trường. Để ngăn chặn tình trạng lây lan, có thể vớt ra ngoài hồ chứa riêng để theo dõi cụ thể.

Dưới đây là một số cách giúp bạn phòng tránh bệnh cho cá:

  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng trong hồ. Kiểm tra tình trạng phát triển của tảo , rong rêu để có được phương pháp xử lý.
  • Cá nên mua ở những nơi uy tín để đảm bảo sức khỏe cho cá.
  • Hay chọn những đơn vị chuyên nghiệp để thiết kế hồ cá cho hợp lý
  • Cá mới mua về cần cách ly khoảng 3 tuần. Nếu thấy khỏe mạnh mới thả vào bể cá cũ.
  • Theo dõi thường xuyên chế độ sinh hoạt của cá. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì ngay lập tức cách ly cá để theo dõi và có biện pháp xử lý, chăm sóc kịp thời để không lây bệnh cho cả đàn cá.

Như vậy, kỹ thuật nuôi cá Koi trong nhà tương đối giống với nuôi cá Koi ngoài trời, nhưng vẫn cần thật lưu ý về các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, môi trường nước,… để cá dễ thích nghi nhất.

Có thể bạn quan tâm: cách làm hàng rào bằng tre

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button