Tin tức

đơn xin phép xây dựng – sửa chữa nhà

Mục lục bài viết

Nhằm giúp những chủ nhà đang có nhu cầu sửa chữa nhà ở nắm được thủ tục hành chính, cũng như tiết kiệm công sức tránh soi sót không đáng có trong quá trình làm đơn ảnh hưởng đến tiến độ thi công căn nhà.

Bạn đang xem: đơn xin phép xây dựng – sửa chữa nhà

Luật Hoàng Phi thông qua bài viết dưới đây xin hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở để Khách hàng tham khảo.

Đơn xin sửa chữa nhà là gì?

Đơn xin sửa chữa nhà ở là biểu mẫu mà công dân, tổ chức hoàn thiện sau đó nộp lên và trình cho tổ chức cơ quan có trách nhiệm để xin giấy phép sửa chữa nhà ở.

Thông thường, mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở cần đầy đủ các nội dung về: Thông tin về chủ đầu tư, Thông tin công trình, Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế, Dự kiến thời gian hoàn thành công trình, Cam kết, tài liệu kèm theo.

Lưu ý: Không phải trường hợp nào cá nhân, tổ chức khi muốn sửa chữa nhà cũng đều phải thực hiện đơn để gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Có bắt buộc phải gửi đơn xin sửa chữa nhà không?

Luật Xây dựng năm 2014 có quy định, trước khi khởi công sửa chữa nhà ở, chủ đầu tư phải có giấy phép sữa chữa, cải tạo, trừ 02 trường hợp sau:

– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.

– Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Như vậy, khi sửa chữa nhà ở mà không thuộc 02 trường hợp trên phải đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Lưu ý: Khi xây dựng mới nhà ở riêng lẻ ở nông thôn nếu không xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì được miễn giấy phép xây dựng. Riêng việc sửa chữa, cải tạo chỉ 02 trường hợp trên mới được miễn giấy phép sửa chữa, cải tạo

Công dân sửa chữa, cải tạo nhà ở thuộc đối tượng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền mà tự ý thực hiện, không hoàn thành đơn xin phép cũng như hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Quy định xử phạt vi phạm sửa nhà không xin phép tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như sau:

“ 5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”

Vậy nên để tránh việc xử phạt thì trước khi thực hiện việc cải tạo, sửa chữa công dân, tổ chức nên tìm hiểu kỹ quy định hoặc nếu không hiểu biết hãy gọi tới Luật Hoàng Phi để được chúng tôi hỗ trợ.

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà mới nhất

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Ðộc lập – Tự do – Hạnh Phúc

********

ĐƠN XIN SỬA CHỮA NHÀ Ở

KÍNH GỬI:

Tham khảo: vòng đá thạch anh xanh lá cây

– ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG YÊN HÒA

– PHÒNG QUẢN LÝ NHÀ

Tôi tên là: Nguyễn Văn A – Sinh năm: 1979

CMND số:123456789 Cấp ngày 01/01/2008 Tại: Hà Nội

Thường trú tại nhà số:……………thôn/xóm……………………Xã/Phường……………Quận/Huyện…………………

Xin phép xây dựng / sửa chữa căn nhàsố:……………thôn/xóm……………………Xã/Phường……………Quận/Huyện…………………

Thuộc quyền sở hữu của …………………………………………………………………………

Giấy phép công nhận quyền sở hữu nhà số: …………………………………………………

……………………………………………………. ……………………………..ngày ……………

Của……………………………………………………………………………………………………

Giấy giao đất số: ……………………… ngày ………………………………………………….

Của Sở Ðịa Chính Thành Phố cấp.

Đặc điểm căn nhà xin sửa chữa – xây dựng mới

1.Nhà:

– Loại nhà: (Biệt thự, phố, chung cư) ………………………………………………………….

– Cấp nhà: …………………………………………….., gồm …………………………..

– Cấu trúc: Móng . ……………….,vách …………..,Cột……………….,Mái………………

– Diện tích khuôn viên: …………m2

(Ngang: …………m, Dài: …………m)

– Diện tích xây dựng: …………m2

(Ngang: …………m, Dài: …………m)

2.Ðất:

– Diện tích đất đựơc cấp:…………………………………………………………………………..

Nội dung xin sửa chữa – xây dựng mới

Tham khảo: Cách pha sơn nước đúng nguyên tắc chuẩn

…………………………………………………………………………………………………………

Tham khảo: Cách pha sơn nước đúng nguyên tắc chuẩn

…………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………….

………….., ngày….tháng…năm..

Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin sửa chữa nhà

Như đã nói ở nội dung trên, một mẫu đơn xin sửa chữa nhà thường có 05 nội dung chính, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn Khách hàng điền thông tin các mục:

– Nơi nhận đơn: cần ghi rõ ràng, chính xác cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Ví dụ: Kính gửi: UBND huyện, quận, thị xã nơi có nhà cần sửa chữa, cải tạo

– Thông tin về chủ hộ hay còn gọi là chủ đầu tư thì Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu đề nghị cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo nhà ở thì ghi đầy đủ các nội dung sau: Tên chủ hộ, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại.

– Thông tin nhà ở cần sửa chữa, cải tạo cần Ghi đầy đủ thông tin về nhà ở theo các nội dung:

+ Địa Điểm xây dựng: Số nhà thuộc đường nào, xã nào, huyện quận, thị xã, tỉnh (thành phố) nào?

+ Lô đất số: cần lấy theo thông tin tại Sổ đỏ đã được cơ quan nhà nước cấp.

+ Diện tích: Ghi chính xác thông tin về diện tích theo giấy phép xây dựng hoặc theo đo thực tế.

– Nội dung đề nghị cấp phép cải tạo, sửa chữa:

+ Loại công trình: Nhà ở, Cấp công trình:

+ Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ghi đúng diện tích xây dựng theo giấy phép hoặc theo thực tế (nếu không có giấy phép).

+ Tổng diện tích sàn:….. (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) như: Tầng 1 bao nhiêu m2, Tầng 2: …..m2, Tầng 3: …..m2.

+ Chiều cao công trình: ghi rõ bao nhiêu m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). Ví dụ: Tầng 1: ……m, Tầng 2: ……m, Tầng 3: ……m,- Số tầng: Ghi số số lượng tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tầng tum

– Giấy tờ kèm theo đơn xin sửa chữa nhà ở: Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà ở, ngoài đơn đề nghị thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị các giấ tờ khác kèm theo đơn như:

+ Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo;

+ Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền quản lý, sử dụng nhà ở như Sổ đỏ…

Tải (Download) Mẫu đơn xin sửa chữa nhà

Download Tại Đây

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về nội dung Đơn xin sửa chữa nhà ở, Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có vấn đề gì chưa rõ thông tin vui lòng liên hệ tổng đài hỗ trợ pháp luật 1900 6557 để nhận hỗ trợ.

>>>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng thuê nhà

Xem thêm: TOP 20 mẫu nhà container đẹp với thiết kế độc đáo nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button