Tin tức

Gạch xi măng cốt liệu, phân loại, nhược điểm và ứng dụng

Gạch xây không nung có rất nhiều loại, tùy theo loại sản phẩm cụ thể có thể có sự phân loại khác nhau. Bài viết này, mời bạn cùng webxaynha tìm hiểu về gạch xi măng cốt liệu.

Gạch xi măng cốt liệu là gì?

Gạch xi măng cốt liệu (tên gọi khác là gạch bê tông, gạch block) là một loại gạch không nung được tạo thành từ hỗn hợp bê tông cứng gồm xi măng, cốt liệu (mạt đá, cát, xỉ lò cao, tro xỉ nhiệt điện), phụ gia khoáng, nước, v/v. Được tạo hình bằng phương pháp rung, ép hoặc cả rung và ép, sau khi đóng rắn đạt các chỉ tiêu cơ lý theo yêu cầu.

Bạn đang xem: gạch xi măng

Phân loại gạch xi măng cốt liệu

Gạch xi măng cốt liệu rỗng
Gạch xi măng cốt liệu rỗng

Phân loại theo đặc điểm cấu tạo:

Theo đặc điểm cấu tạo thì gạch xi măng cốt liệu được chia thành hai loại là gạch đặc và gạch rỗng.

Gạch đặc thường được chế tạo dạng viên hình hộp chữ nhật có kích thước của viên gạch tiêu chuẩn 220mm x 110mm x 60mm.

Gạch rỗng thường được chế tạo dạng viên hình hộp chữ nhật có hai hoặc nhiều lỗ rỗng lớn được tạo ra trong quá trình tạo hình sản phẩm.

Phân loại theo cường độ nén:

Theo cường độ nén thì gạch xi măng cốt liệu được phân theo các mác: M3,5; M5; M7,5; M10; M15; M20. Trong đó, giá trị 3,5; 5; 7,5, 10; 15; 20 là cường độ nén trung bình của viên gạch (MPa).

Phân loại theo mục đích sử dụng:

Có thể bạn quan tâm: 50 mẫu hồ cá koi mini đẹp cập nhật xu hướng mới năm 2021

Theo mục đích sử dụng thì gạch xi măng cốt liệu được chia thành là gạch thường và gạch trang trí.

Gạch thường dùng để xây tường có trát, bề mặt có màu tự nhiên của bê tông, có thể đặc hoặc rỗng.

Gạch trang trí dùng để xây tường không trát, bề mặt nhẵn bóng hoặc sần sùi, có màu sắc trang trí tùy theo yêu cầu, có thể đặc hoặc rỗng.

Ưu và nhược điểm của gạch xi măng cốt liệu so với gạch đất sét nung

Ưu điểm của gạch xi măng cốt liệu

Không sử dụng đất sét, góp phần bảo vệ đất nông nghiệp và an ninh lương thực.

Không sử dụng than, củi để nung đốt nên góp phần bảo vệ an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Nhược điểm gạch xi măng cốt liệu:

Khối lượng thể tích cao làm tăng tải trọng công trình.

Độ hút nước cao hơn so với gạch đất sét nung.

Xem thêm: Hơn 50 mẫu sân vườn nhà phố đẹp với tiểu cảnh cây xanh đơn giản

Kích thước viên gạch lớn dẫn đến khối lượng viên gạch nặng gây khó khăn cho công nhân khi xây.

Ứng dụng gạch xi măng cốt liệu

Gạch bê tông được sử dụng làm vật liệu xây tường chịu lực, tường bao che, ngăn cách trong các công trình xây dựng từ dân dụng, công nghiệp, v/v.

Công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt liệu

Hiện nay có hai công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt liệu là công nghệ rung – ép và công nghệ ép tĩnh.

Công nghệ rung – ép có công suất lớn, có thể sử dụng đa dạng các loại cốt liệu có kích thước khác nhau.

Công nghệ ép tĩnh phù hợp với phối liệu sử dụng cốt liệu mịn, quy mô công suất nhỏ. Gạch sản xuất theo công nghệ này có bề mặt nhẵn, hình dạng, kích thước tương tự như gạch đất sét nung truyền thống. Nhược điểm của công nghệ này là: Khó thay đổi mẫu mã sản phẩm, không sản xuất được sản phẩm có kích thước lớn.

Tiêu chuẩn áp dụng sản xuất gạch xi măng cốt liệu

Gạch xi măng cốt liệu hay gạch bê tông được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 6477:2016.

Gạch bê tôngGạch không nungGạch xi măng cốt liệu

Tham khảo: TẠP CHÍ NỘI THẤT CNC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button