Tin tức

Trần thạch cao khung xương nổi

Nội dung

Trần thạch cao nổi là gì ?

Trần thạch cao nổi là hệ trần khung xương nổi, tấm được thả vào hệ khung xương định sẵn 60×60 cm (600×600 mm), bạn sẽ nhìn được một phần khung xương thạch cao và tấm trần thạch cao nổi sẽ nằm trên hệ khung xương này.

Bạn đang xem: Trần thạch cao khung xương nổi

Trần nổi hay còn gọi là Trần thạch cao thả, trần nổi được người ta dùng để để che đi các khuyết điểm của công trình như nhũng đường dây điện, ống nước hay các chi tiết kỹ thuật…. hiện nay hệ trần thạch cao nổi tấm thả này rất phổ biến cho các công trình lớn nhỏ.

trần thạch cao nổi
Trần thạch cao nổi đang rất phổ biến trong các công trình

Ở bài viết này DangPhuc Gymsum sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trần thạch cao nổi:

  • Trần thạch cao nổi là gì ? Như đã nói ở trên
  • Cấu tạo của trần nổi tấm thả
  • Ưu điểm và nhược điểm của trần thạch cao nổi
  • Hướng dẫn thi công trần nổi đúng quý cách
  • Phân biệt giữa trần nổi và trần chìm
  • Báo giá thi công trần thạch cao thả 60×60
  • Giá tấm thạch cao bao nhiêu tiền 1 tấm
  • Mẫu trần thạch cao nổi đẹp
  • những lưu ý quan trọng khi thi công trần nổi
  • Đơn vị thi công trần thạch cao nổi giá rẻ
  • Quy trình thi công và bảo hành

Cấu tạo của trần nổi

Cấu tạo của trần nổi gồm 2 thành phần chính là khung xương, tấm thạch cao chuyên dụng thả nổi 600×600 mm hoặc 600×1200 mm (ô chữ nhật). Có thể sử dụng tấm trang trí trên nền tấm thạch cao hoặc các tấm thạch cao chuyên dụng.

Cấu tạo trần thạch cao nổi
Cấu tạo khung trần nổi

Hệ trần thạch cao nổi tấm thả bao gồm:

  • Thanh xương chính T 3.6 m quy cách 38x24x3660 mm.
  • Thanh xương phụ T 1.2 m quy cách 28x24x1220 mm.
  • Thanh xương phụ T 0.6 m quy cách 28x24x610 mm.
  • Thanh V viền tường V 3.6 m quy cách 20x21x3600 mm.
  • Ty treo chịu lực quy cách 1000×1200 mm
  • Tấm thạch cao 600×600 mm hoặc 600×1200 mm
  • Tấm trang trí: Các tấm trang trí sẽ được đặt lên hệ thống của thanh chính, thanh viền, thanh phụ, để tạo bề mặt trần trang trí.

Ưu điểm và nhược điểm của trần nổi

A. Ưu điểm.

  • Thi công dễ dàng, sửa chữa loại trần này rất dễ dàng, bạn có thể thay tấm hỏng hoặc tháo rời. Trần nổi phù hợp với nhà xưởng, các công trình lớn hoặc hội trường.
  • Thi công trần thạch cao thả nổi rất nhanh gọnđơn giản.
  • Chi phí giá rẻ nên là lựa chọn hàng đầu cho rất nhiều khách hàng hiện nay
  • Đặc tính chất liệu tấm: chống cháy, cách nhiệt, chống ẩm, tiêu âm, cách âm… phù hợp với đa dạng môi trường và an toàn cho người sử dụng
  • Có khả năng chống lan truyền lửa tố không sinh ra khói độc có hại cho sức khỏe do loại trần này không chứa các thành phần độc hại.
  • Vì hệ số biến đổi nhiệt cực thấp => Khi có sự biến đổi thời tiết không nứt nẻ, cong vênh.
  • Dễ dàng trong việc lắp đặt hệ thống thông gió lên trần và ẩn đường dây ống – điện phía dưới, các thiết bị đèn – điện.
thi công trần thạch cao nổi
Trần nổi thường dùng trong các công trình lớn hoặc hội trường

B. Nhược điểm

  • Mẫu mã kém hấp dẫn, kém đa dạng hơn, thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã cũng sẽ khó khăn.
  • Các mẫu tấm thạch cao có kích thước nhỏ, thường là 60x60cm hoặc 60x120cm dễ gây cảm giác chia vụn không gian, vì thế gây cảm giác chật chội, nên phù hợp với văn phòng, nhà xưởng lớn hơn là những căn nhà có thiết kế nhỏ hẹp.
  • Vì bề mặt trần cùng nằm trên một tấm phẳng nên không lắp được đèn ẩn hay hắt sáng.
  • So với trần thạch cao chìm, thì loại trần này có tính thẩm mỹ không được cao bằng.

Hướng dẫn thi công trần nổi đúng quý cách

Bước 1: Xác định cao độ và lắp thanh viền tường

– Dùng ống Nivo hoặc máy chiếu tia laze để xác định độ cao treo trần.

– Dùng bút chì để đánh dấu vị trí của thanh viền tường.

thi công trần thạch cao nổi
Đây là bước quan trọng vì nếu tính toán sai sẽ khiến tấm trần và khung xương không khớp với nhau

Bước 2: Tiến hành cố định khung

Xem thêm: Cách phối màu sơn chuẩn theo nguyên tắc

-Dụng cụ: Búa, vít, đinh, khoan, thanh viền tường

– Dùng đinh thép để liên kết thanh viền tường vào các vị trí đã đánh dấu sẵn trên tường, khoảng cách liên kết tối đa 150mm hoặc khoảng cách liên kết tối đa 300mm với vít nở.

-Lưu ý: khoảng các tiêu chuẩn của các đinh vít được đóng không vượt quá giới hạn cho phép (<30cm)

Bước 3: Phân chia trần

Mỗi loại sẽ có cách phân chia khác nhau. Đối với trần thạch cao dạng nổi này thì nên tuân theo kích thước chuẩn đó là: 605 x 1210mm cho hệ thống 610×1220 mm, 595 x 1190mm cho hệ thống 600×1200 mm hoặc 595x595mm cho hệ thống 600x600mm. Đây là khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ.

phân chia trần nổi
Phân chia trần nổi

Bước 4: Xác định các điểm treo trần và lắp thanh:

Đánh dấu vị trí các điểm treo, lưu ý khoảng cách không giữa hai điểm kiềm kề phải nhỏ hơn 120cm

-Tính khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) đê phù hợp hướng điểm treo trên mái. Đông thời, độ phẳng và khoảng cách của khung phải thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định.

-Lắp đặt các thanh phụ (thanh ngang) với cách thanh chính (thanh dọc). Sử dụng 2 thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính với đầu ngàm của thanh phụ với khoảng cách 610mm (hoặc 600 mm).

Bước 5: Thả tấm thạch cao thả nổi:

– Trước khi thả tấm trần cần kiểm tra và điều chỉnh tăng đơ thép để căn chỉnh độ phẳng bề mặt khung xương. Dùng thước dây kết hợp với máy laser kết hợp kiểm tra độ phẳng bề mặt khung xương. Điều chỉnh bằng cách bóp cánh các tender thép.

Có thể bạn quan tâm: Những điều cần lưu ý khi thờ Phật tại nhà

– Đưa tấm thạch cao lên sau đó đặt vào các ô đã chia sẵn. Tấm được kéo thả sẽ nằm giữa hai thanh: thanh chính – thanh phụ.

-Tiếp sau đó tiến hành căn chỉnh sao cho chuẩn xác nhất và tiếp tục hoàn thiện trần thạch cao thả nổi.

Bước 6: Xử lý viền trần

Đối với sườn trần bạn nên sử dụng kéo hoặc cưa để cắt đi phần viền thừa. Dùng lưỡi dao bén vạch trên bề mặt tấm trần hoặc cưa răng nhuyễn, tiếp theo là dùng dao rọc phần giấy còn lại.

Sau khi lắp đặt xong, cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung phải thật phẳng. Có thể kiểm tra cao độ bằng phương pháp dăng dây chéo, thước hay máy lazer tại từng vùng cho phù hợp với thiết kế.

Bước 7: Nghiệm thu và vệ sinh

Bước cuối cùng là kiểm tra xem còn sót lỗi gì không sau đó vệ sinh bụi bẩn trên nhà.

Trần thạch cao thả nổi
Trần thạch cao nổi sau khi đã được hoàn thiện

Phân biệt giữa trần nổi và trần chìm

Hai loại trần này đều được sử dụng rất phổ biến trong các công trình xây dựng. Chúng có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt mà không phải ai cũng nhận ra:

  • Trần thạch cao nổi được thi công bằng cách thả tấm thạch cao xuống hệ khung xương đã được cố định và chia ô sẵn. Loại trần này thi công nhanh, sau khi hoàn thiện thì hệ khung xương sẽ nổi ra bên ngoài. Dễ tháo gỡ và bảo dưỡng.
  • Trần thạch cao chìm được thi công bằng cách bắt vít các tấm thạch cao vào hệ khung xương đã được cố định sẵn, sau đó tiến hành trét mastic, xử lý mối nối và sơn bả. Sau khi thi công sẽ được mái trần phẳng và mịn tuyệt đối. Chúng thường được dùng để trang trí nội thất và có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên loại trần này có chi phí thi công đắt hơn trần nổi rất nhiều, cũng rất khó để sửa chữa, tháo rời.

Báo giá thi công trần thạch cao nổi đẹp 60×60

Giá tấm thạch cao bao nhiêu tiền 1 tấm

Giá tấm trần thả thạch cao phổ thông hiện nay có giá khoảng 15.000 vnđ / tấm 60×60 cm

Mẫu trần thạch cao nổi đẹp

Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn sử dụng trần thạch cao thả nổi vì nó đem lại nhiều công năng lợi ích, chi phí rẻ cũng như việc nó có tính năng thẩm mỹ cao, hãy cùng DangPhuc Gymsun chúng tôi chiêm ngưỡng một số mẫu trần thạch cao thả nổi dưới đây nhé:

trần thạch cao nổi
Không gian thẩm mỹ cao nhờ trần nổi che đi những đường ống, dây điện
trần nổi
Trần thạch cao nổi có tính năng tiêu âm vượt trội
thiết kế trần thạch cao thả
Màu trắng được ưa chuộng với thiết kế trần nổi, tạo cảm giác sang trọng cho căn văn phòng của bạn
trần thạch cao nổi độc đáo
Hệ trần thạch cao nổi cá tính sử dụng hệ khung thiết kế rãnh đen tạo chiều sâu, điểm nhấn và mới lạ cho không gian
Thiết kế trần thạch cao thả nổi
Trần thạch cao thả nổi mang đến không gian sang trọng

Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về thiết kế trần thạch cao thả nổi và có được những thông tin hữu ích cho mình. Để hiểu thêm về những thiết kế trần thạch cao độc đáo khác hãy cùng theo dõi những bài viết của chúng tôi trên trang chủ hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn thiết kế trần thạch cao phù hợp với căn nhà của mình nhé!

Xem thêm: mẫu nhà cấp 4 mái nhật đẹp 2020

5/5 – (3 bình chọn)

Đề Xuất Cho Bạn

gypsum board 500x500 1Thi công tấm trần thạch cao chịu nước giá tốt nhất 2021 Default Thumbnail20 Mẫu trần thạch cao uốn cong, lượn sóng đẹp nhất 2022 Hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm, trần thả đầy đủ nhất Default ThumbnailTop 20+ Mẫu Hàng Rào Sắt Đẹp Và An Toàn – Báo Giá Mới Nhất 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button